Tại sao nên học Ngành Ngôn ngữ Anh?
Tại sao nên học Ngành Ngôn ngữ Anh?
Công cụ không bao giờ bị lỗi thời
Dù thời thế có thay đổi ra sao thì tiếng Anh vẫn luôn được xem trọng và mang lại lợi ích cho thế giới. Nếu bạn không chịu khó trau dồi và luyện tập ngôn ngữ hàng ngày thì chắc chắn sẽ bị “lụt nghề” nhưng bản thân tiếng Anh lúc nào cũng có chỗ đứng nhất định trong thị trường lao động. Chẳng hạn như các trung tâm luyện thi IELTS hay TOEFL tại Việt Nam bao năm qua vẫn sôi động và nhộn nhịp. Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều nên chắc chắn sẽ ưu tiên tuyển dụng các nhân sự biết tiếng Anh. Các doanh nghiệp trong nước muốn mở rộng thị trường hoạt động ra quốc tế vẫn cần nhân lực sõi tiếng Anh để đàm phán và thương thảo. Ngay cả khi bạn muốn ở lại nước ngoài để làm việc thì tiếng Anh thượng thừa là điều bắt buộc để bạn đủ sức cạnh tranh với dân bản địa.
Nhiều việc làm phù hợp với Ngành Ngôn ngữ Anh
Với tấm bằng Ngôn ngữ Anh, liệt kê sơ sơ thì bạn có thể làm các công việc như giáo viên tiếng Anh, viết báo, chuyên viên quảng cáo, hướng dẫn viên du lịch, biên tập viên,… Bạn đã có vốn ngôn ngữ trong tay thì có thể tự học thêm bất kỳ lĩnh vực nào khác để có thể theo đuổi con đường sự nghiệp mình muốn.
Ngành báo chí, truyền thông
Nếu bạn đang tìm việc làm ngành ngôn ngữ anh, bạn có thể tìm hiểu về các ngành nghề trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn quan tâm, sẽ luôn có hướng đi thích hợp phù hợp cho các bạn sinh viên học ngôn ngữ Anh trong lĩnh vực báo chí, truyền thông do bản chất của ngành đòi hỏi sử dụng kỹ năng nói, viết tốt để truyền tải thông điệp. Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh có thể thử sức với nhiều vị trí khác nhau, từ sản xuất, viết, hiệu đính, viết đánh giá, phê bình, quảng bá tới quản lý, điều hành.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh mong muốn làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông nên trau dồi kinh nghiệm qua các vị trí thực tập, xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội hay viết blog về những chủ đề mình đam mê để rèn luyện khả năng viết lách.
Ngành sư phạm và học thuật
Học ngôn ngữ Anh có làm giáo viên được không? Hoàn toàn có thể!
Để trở thành giáo viên, bạn cần sở hữu thêm chứng chỉ sư phạm, tuy nhiên theo học ngành ngôn ngữ Anh cũng là một bước đệm tốt để phát triển kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết. Với giáo viên cấp tiểu học hoặc trung học, bạn sẽ cần có thêm chứng chỉ sư phạm và kinh nghiệm dạy học, làm việc với trẻ em, thiếu niên. Với cấp đại học, bạn sẽ cần ít nhất bằng thạc sĩ chuyên ngành của mình hoặc cao hơn.
Tương tự như ngành báo chí, công việc học thuật, giảng dạy phù hợp với sinh viên ngôn ngữ Anh bởi nó đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, bao gồm kỹ năng nói và viết ở trình độ cao. Các giảng viên đại học thường xuyên phải viết báo cáo, tạp chí chuyên ngành, viết sách, nghiên cứu hay làm diễn giả cho các chương trình truyền hình, talkshow,...
Marketing, quảng cáo, quan hệ công chúng
Tốt nghiệp ngôn ngữ anh làm gì, liệu có thể theo đuổi ngành marketing? Các công việc trong ngành marketing, quảng cáo và quan hệ công chúng cũng là những việc làm ngôn ngữ anh phổ biến. Đối tượng khách hàng, công chúng mà doanh nghiệp hướng đến giờ đây không chỉ giới hạn trong nước. Vì vậy, vốn tiếng Anh tốt sẽ là “vũ khí lợi hại" giúp bạn được ưu tiên tuyển dụng để làm việc với các đối tác, khách hàng và thị trường nước ngoài. Những ngành nghề này đều cần thiết với hầu hết mọi doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, đừng ngần ngại thử sức mình nếu bạn mong muốn làm việc trong lĩnh vực này nhé!
Bên cạnh yêu cầu về kỹ năng giao tiếp xuất sắc cũng như vốn ngoại ngữ tốt, bạn cần trau dồi thêm tư duy kinh doanh, tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận, mở rộng thị trường hoặc tăng độ nhận diện thương hiệu. Nếu có những điều trên, đặc biệt là tư duy chú trọng vào lợi nhuận, bạn có thể thương lượng mức lương cao hơn tương đối so với các vị trí sáng tạo thuần túy và con đường sự nghiệp tương lai cũng thuận lợi hơn.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Hãy trau dồi thêm các kỹ năng và kinh nghiệm về marketing cũng như liên tục cập nhật những xu thế quảng cáo mới từ thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, bạn nên học cách quảng bá hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội hoặc qua các phương thức khác. Đây chính là một điểm cộng tuyệt vời trong mắt các đơn vị tuyển dụng đấy.
Làm việc trong lĩnh vực công, cơ quan nhà nước
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc ngành ngôn ngữ anh ra trường làm gì, bạn cũng có thể tìm hiểu cơ hội việc làm trong lĩng vực công, cơ quan nhà nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhân viên chính phủ, các viên chức nhà nước cũng cần trang bị vốn tiếng Anh chuyên sâu. Mỗi năm, các cơ quan nhà nước đều tuyển dụng một số lượng lớn viên chức, nhân viên hành chính, nhân viên dân sự, y tế, viên chức Chính phủ,...
Những sinh viên ngôn ngữ Anh sẽ phù hợp để làm việc trong lĩnh vực công, cơ quan nhà nước ở các nước nói tiếng Anh nhờ khả năng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Anh tốt; khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin hay hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội. Để làm việc trong lĩnh vực công, bạn phải là một người có tổ chức, kỹ năng lãnh đạo và sự quyết đoán.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Hãy không ngừng trau dồi vốn kiến thức của mình về lĩnh vực công, những vấn đề liên quan tới văn hóa, xã hội, chính trị, đồng thời hãy rèn luyện tính tổ chức và khả năng tuân thủ quy định nghiêm ngặt
Ngành học an toàn
Tiếng Anh rất hữu dụng trong cuộc sống nên dù bạn không thích ngành học này lắm thì các kiến thức được học không bao giờ trở nên vô nghĩa. Đây chính là lý do Ngôn ngữ Anh thường được lựa chọn bởi các bạn trẻ chưa biết mình thực sự thích gì để tương lai vẫn phần nào được đảm bảo.
Sưu tầm.